Với những ai theo đạo Thiên Chúa thì Đức mẹ Maria được gọi là đấng tối cao, là mẹ Thiên Chúa. Bạn hãy chia sẻ những hình ảnh mẹ Maria đáng kính trong bài viết sau đây cùng những lời chúc bình an tới bạn bè, người thân nhé!
Với những ai theo đạo Thiên Chúa thì Đức mẹ Maria được gọi là đấng tối cao, là mẹ Thiên Chúa. Bạn hãy chia sẻ những hình ảnh mẹ Maria đáng kính trong bài viết sau đây cùng những lời chúc bình an tới bạn bè, người thân nhé!
Điểm khác biệt lớn giữa Mẹ Lên Trời và Chúa Lên Trời là: Chúa Giêsu lên trời bằng quyền năng riêng của Ngài, trong khi Đức Mẹ được Thiên Chúa đưa lên trời. Điều này phản ánh sự khác biệt về bản chất: Chúa Giêsu là Thiên Chúa, còn Đức Mẹ là thụ tạo, nhưng được tuyển chọn một cách đặc biệt.
Mẹ là một cô gái hiền lành mang nét đẹp thánh thiện và kính mến Thiên Chúa. Nhìn thấy con cái của Mẹ phải đền tội nơi Địa Ngục rất khổ ải nên mẹ đã nhiều lần hiện ra để răn đe con cái của mẹ sống yêu thương và bác ái.
Chính vì lẽ đó khi chúng ta làm lên những bức tượng của Mẹ Maria chúng ta cần lột tả hết được nét đẹp hiền hậu và thánh thiện.
Bên cạnh đó Bức tượng Mẹ Maria cần lột tả được nét đẹp của trinh nữ, điều đó khiến cho người nghệ nhân phải có lòng yêu thương và tôn kính Đức Mẹ mới cho ra một tác phẩm ưng ý. Đồng thời cần miêu tả sắc xảo ánh mắt của Mẹ, nét mặt của Mẹ, đôi bàn tay của Mẹ; dáng đứng của mẹ để tất cả điều đó kết hợp lại với nhau một cách đầy thẩm mĩ.
Tượng Đức Mẹ Lộ Đức bằng đá rất đẹp (click vào đây)
Trong sách Khải Huyền, hình ảnh “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp vầng trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Rev. 12:1) thường được liên kết với Mẹ Maria và Giáo Hội. Mẹ Maria được xem như Evà mới, người đã cộng tác một cách hoàn hảo với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Hình ảnh Đức Mẹ hồn xác lên trời là một tín điều căn bản mà mọi tín hữu Công Giáo đều phải nắm vững và gìn giữ. Ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII chính thức tuyên bố tín điều này qua tông hiến Munificentissimus Deus, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đời sống đức tin của Giáo Hội.
Trước đó, vào ngày 1 tháng 5 năm 1946, Đức Piô XII đã gửi thông điệp Deiparae Virginis tới các giám mục trên toàn thế giới, đặt ra hai vấn đề lớn: liệu Ngài có nên tuyên tín về việc Đức Mẹ Lên Trời hay không, và liệu các giám mục cùng cộng đoàn dân Chúa có mong muốn tín điều này không. Kết quả là sự ủng hộ gần như tuyệt đối từ các giám mục và đại diện tông tòa, với hơn 90% số người đồng ý. Chính sự nhất trí này đã củng cố quyết định của Đức Thánh Cha Piô XII, đưa đến việc tuyên bố tín điều chính thức vào ngày 1 tháng 11 năm 1950.
Chất liệu đá cẩm thạch trắng cho ra một Bức Tượng Đức Mẹ đẹp nhất bởi lẽ đá cẩm thạch trắng có màu trắng, chúng ta rất dễ nhìn thấy đôi môi, khóe mắt hay mái tóc chính vì thế khi chúng ta nhìn vào tượng Đức Mẹ sẽ cho ta một góc nhìn tổng thể đầy đủ hình thái và biểu cảm của Mẹ. Chính vì vậy phần lớn tượng Đức Mẹ chúng tôi đều lựa chọn chất liệu đá này.
Đá cẩm thạch trắng được chọn lựa kĩ càng
có nhiều loại đá Trắng để sử dụng làm tượng Đức Mẹ. Có đá bán theo m3 chất lượng tốt nhất. Sau đó là đá bán theo xe chất lượng thấp về độ đồng màu và độ cứng. Kiến trúc MH luôn sử dụng đá theo m3 lđể tạo lên các tác phẩm đá của mình.
Chúng tôi đã có tuổi nghề 21 năm và là công ty có tiếng trong nghành điêu khắc đá. Và chúng tôi quy tụ được rất nhiều nghệ nhân có tay nghề giỏi trên 15 năm kinh nghiệm.
Chính vì thế, tượng Đức Mẹ của chúng tôi luôn đạt tới độ hoàn mĩ rất cao, miêu tả đầy đủ và sắc nét thần thái và vẻ đẹp của tượng Đức Mẹ.
* Quy trình điêu khắc tượng Đức Mẹ đá:
Trước khi gia công tượng đá người nghệ nhân sẽ đắp mẫu tượng Đức Mẹ bằng đất trước, sau đó khuôn đất sẽ ra tượng bằng compossite.
Tượng Đức Mẹ bằng compossite sẽ được mang ra xưởng đá để làm mẫu cho nghệ nhân đá điêu khắc đá.
Việc ra mẫu compossite cho phép ta chỉnh được thế dáng và nhờ đó người nghệ nhân đá cho ra những tác phẩm có độ thẩm mĩ rất cao.
- vệ sinh và tạo bóng sản phẩm:
Sau khi hoàn chỉnh điêu khắc thế dáng và đường nét tượng Đức Mẹ, tượng đá sẽ được mài bóng bằng axit nên sẽ có đọi bóng cao, bền bỉ với thời gian.
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời như một đặc ân mà Chúa Cha trao ban cho Đức Mẹ vì những hi sinh và mất mát mà Mẹ đã trải qua. Đó là phần thưởng xứng đáng giành cho mẹ vì sự hiện hậu, vì sự công chính và vì sự tôn kính Thiên Chúa hết mực.
Tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được mô tả như một người phụ nữ đẹp, mặc trang phục đơn giản cùng với chiếc áo choàng nhẹ. Mẹ đứng trên đám mây và xung quanh Mẹ là các Thiên Thần chầu để đưa Mẹ về nước trời.
Tượng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời Mh0019645
Hình ảnh Đức Mẹ lên trời không chỉ là biểu tượng của vinh quang và sự chiến thắng trước tội lỗi và cái chết, mà còn là nguồn cảm hứng và niềm hy vọng lớn lao cho mọi tín hữu Công Giáo. Sự kiện này khẳng định rằng Mẹ Maria, qua đời sống thánh thiện và đức vâng phục tuyệt đối, đã được Thiên Chúa ban cho đặc ân vĩnh cửu – được về trời cả hồn lẫn xác. Hình ảnh Đức Mẹ được tôn vinh nơi Thiên Đàng không chỉ là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với Mẹ, mà còn là một lời mời gọi mỗi người chúng ta sống đời thánh thiện, noi gương Mẹ, để một ngày cũng được hưởng vinh phúc Thiên Đàng. Qua hình ảnh Đức Mẹ lên trời, chúng ta thấy rõ sự kết nối mật thiết giữa Mẹ và Chúa Kitô, cùng với lời hứa về sự sống đời đời cho những ai đặt niềm tin nơi Thiên Chúa.
Có lẽ với mỗi người Công Giáo chúng ta, tượng Đức Mẹ là một hình ảnh quá đỗi quen thuộc sau mỗi buồn vui và lắng lo cuộc sống mà ta thường nhớ tới.
Mẹ Maria là mẹ của Chúa Giêsu, quê Mẹ ở làng Nazareth, thuộc xứ Galilea. Mẹ là trinh nữ sống thánh thiện và kính mến thiên chúa hết mực. Và mẹ cũng là người được Chúa chọn để hạ sinh con của Ngài dưới trần gian. Mẹ kết hôn cùng thánh Giuse, mang thai và sinh ra chúa Giêsu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Mẹ Maria là trinh nữ duy nhất được Thiên Chúa cho đặc quyền cả hồn và xác lên trời. Với lòng tư bi và nhân hậu, Mẹ yêu thương con cái của mẹ dưới trần gian như yêu thương chúa Giêsu. Chính vì thế sau mỗi lần vấp ngã chúng ta thường đến với mẹ để tìm kiếm sự ủi an và che chở trong vòng tay của Mẹ.
Tượng Đức Mẹ bế chúa con bằng đá cao 5m (click vào đây)
Dù không có trích dẫn trực tiếp từ Thánh Kinh về việc Đức Mẹ Lên Trời, Đức Piô XII khẳng định rằng Thánh Kinh là nền tảng cuối cùng của chân lý này. Sự phục sinh của Chúa Giêsu được xem như bằng chứng mạnh mẽ về quyền năng của Thiên Chúa, minh chứng cho sự chiến thắng của Ngài trước tội lỗi và sự chết. Thánh Phaolô viết: “Nếu Chúa Kitô không phục sinh, đức tin của anh chị em là điều vô nghĩa” (I Cor 15:14-22). Điều này mở đường cho niềm tin rằng Mẹ Maria cũng được dự phần vào sự phục sinh, giống như Con của Mẹ.
Theo tông hiến Munificentissimus Deus, Đức Piô XII khẳng định: “Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, Đấng Trọn Đời Đồng Trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên Đàng cả linh hồn và thân xác.” Đây là lời tuyên bố cuối cùng, viết nên trang sử khép lại nhiều thế kỷ truyền thống về niềm tin vào việc Đức Mẹ Lên Trời.
Công Đồng Vatican II cũng nhấn mạnh sự kiện này khi ghi trong văn kiện Lumen Gentium, số 59: “Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm đã được đưa lên vinh quang Thiên Đàng cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ.” Việc Đức Mẹ Lên Trời là sự dự phần vào sự phục sinh của Chúa Giêsu, và là biểu tượng tiên báo cho cuộc phục sinh của các Kitô hữu.