Nguồn gốc: Giống bản địa ở Viêt Nam
Nguồn gốc: Giống bản địa ở Viêt Nam
Nền trà sữa thường là trà đen và trà xanh. Cả hai loại trà này đều có rất giàu các hợp chất thực vật gọi là flavonoid. Đây là các hợp chất có khả năng chống oxy hóa để giúp chống lại tổn thương tế bào tiềm ẩn gây ra bởi các phân tử phản ứng.
Cách phân biệt trà xanh và trà đen không phải ai cũng biết
Trà sữa thường có nền từ trà đen hoặc trà xanh. Với trà xanh có giàu flavonoid được gọi là catechin, trà đen có lượng theaflavin cao, nên cả 2 đều có tác dụng chống ung thư và giảm mức cholesterol trong cả nghiên cứu trên động vật và con người.
Trong cuộc sống, căng thẳng và áp lực thường đến từ mọi phía. Khi uống trà sữa sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng hơn với lượng caffenie đã có trong bảng thành phần. Tạo cảm giác thư giãn và sảng khoái cho người tiêu dùng.
Có thể thấy, hàm lượng calo có trong 1 ly trà sữa có thể thay đổi phụ thuộc vào cách pha chế, loại trà và các thành phần khác (sữa, bột pha chế, topping,...). Để có thể vừa thưởng thức trà sữa thơm ngon đúng điệu, vừa duy trì cân nặng và hạn chế những tác hại xấu, chúng ta nên tính toán và kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể. Hãy điều chỉnh lượng calo trong một ly trà sữa bằng cách hạn chế cho nhiều topping, giảm lượng đường và chạy bộ để đốt bớt lượng calo dư thừa tốt hơn.
NGUYÊN LIỆU PHA CHẾ CHI GOURMET STORE
Thanh long ruột đỏ có nhiều vitamin A và C hơn loại ruột trắng, do đó có lợi cho sức khỏe hơn, điều này đúng hay sai? (Hồng, 27 tuổi, Bắc Giang)
Nhìn chung, bất kỳ loại thanh long nào cũng mang nhiều dưỡng chất có lợi, còn việc lựa chọn tiêu thụ phụ thuộc sở thích của mỗi người. Sự khác nhau giữa thanh long ruột đỏ và trắng như sau:
Hương vị của thanh long ruột đỏ ngọt hơn so với giống trắng, lý do loại này có hàm lượng đường cao hơn. Trong 100 g thanh long ruột đỏ chứa 11,5 gram đường, còn trắng chứa 7,65 gram.
So với các loại quả khác, chỉ số đường huyết (GI) của thanh long thấp, trong khoảng 48-52, giàu chất xơ, tốt cho người bệnh tiểu đường. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường hoặc carbohydrate để giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Dù vậy, bác sĩ khuyên người tiểu đường và người muốn giảm cân nên chọn tiêu thụ thanh long trắng.
Trong khi đó, hàm lượng anthocyanin, vitamin C, carotene (những chất chống oxy hóa) ở thanh long ruột đỏ cao hơn. Các hợp chất này trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm tổn thương tế bào. Chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm như viêm do bệnh gout, tiểu đường và các dạng viêm khớp khác. Thanh long ruột trắng cũng có những chất này, nhưng hàm lượng tương đối thấp.
Ngoài ra, thanh long đỏ còn là nguồn phẩm màu cho các ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Rượu thanh long ruột đỏ thường được đánh giá cao hơn rượu thanh long ruột trắng.
Bác sĩ Huỳnh Tấn VũKhoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Y dược TP HCM
Trà sữa là món thức uống quen thuộc, mang hương vị thơm ngon, tạo cảm giác thư giãn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, đây là món nước đã và đang được giới trẻ "săn đón'' mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng, vẫn còn ít người biết rằng, vì trà sữa có lượng calo cao, nên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống quá nhiều trong 1 ngày.
Vậy 1 ly trà sữa bao nhiêu calo? Và tầm quan trọng của calo đối với cơ thể như thế nào? Hãy cùng CHi Gourmet Store xem tiếp nội dung bên dưới để khám phá nhé!
Calo hay còn gọi là Calories (viết tắt là cal) - một đơn vị đo lường năng lượng nạp vào cơ thể bằng đường ăn uống hoặc tổng năng lượng cơ thể đốt cháy thông qua các hoạt động sống. Hàm lượng calo có trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, phụ thuộc vào lượng protein, chất béo và tinh bột có trong thực phẩm đó.
Tầm quan trọng của calo đối với cơ thể
Cơ thể chúng ta luôn cần có calo để có thể duy trì cân nặng cũng như thực hiện tốt những hoạt động thường ngày. Và ngay cả khi không hoạt động, cơ thể vẫn tự đốt calo để duy trì sự sống thông qua việc lưu thông máu, hô hấp,...
Việc nạp calo bằng cách ăn uống hàng ngày vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu lượng calo nạp vào vượt mức của cơ thể, sẽ xảy ra một số trường hợp sau:
Thừa cân, béo phì: xảy ra khi lượng calo được hấp thụ nhiều hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ, điều này sẽ khiến cơ thể tích trữ nhiều nguồn năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo.
Suy nhược, ốm yếu: khi bạn hấp thụ lượng calo thấp hơn mức cơ thể tiêu thụ, cơ thể sẽ tự đốt calo dự trữ trong cơ bắp để tạo năng lượng duy trì hoạt động của các cơ quan.
Lượng calo có trong trà sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như: trà, sữa, bột pha chế, topping,...
Cụ thể, với các loại trà sữa phổ biến thường có lượng calo như:
Trà sữa truyền thống: khoảng từ 200-280 calo
Trà sữa trân châu: khoảng từ 300-500 calo
Trà sữa trân châu đường đen: khoảng 735 calo
Vậy một ly trà sữa bao nhiêu calo?
Với một ly trà sữa 500ml (size M) thông thường sẽ có:
Tuy nhiên, các hàm lượng trên sẽ luôn thay đổi phụ thuộc vào lượng và loại topping được thêm vào, hoặc tùy vào các hương vị trà sữa khác nhau.
XEM THÊM: Pha chế trà sữa hạt giàu dinh dưỡng đơn giản tại nhà
Trung bình mỗi ngày chúng ta thường tiêu thụ khoảng từ 40 – 50 gam đường và một ly trà sữa có khoảng 55 gam đường. Điều này đồng nghĩa với việc lượng đường chúng ta tiêu thụ đã vượt quá 5 gam. Vậy nên, ta chỉ nên uống tối đa 1 ly/1 ngày và 1-2 lần/1 tuần, để thư giãn, giảm stress hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lượng tinh bột chủ yếu đến từ trân châu - một trong những thành phần chính có trong trà sữa. Cụ thể, lượng tinh bột chiếm khoảng 80%. Tuy nhiên, trân châu không chứa nhiều chất xơ, protein, nên không có quá nhiều chất dinh dưỡng.
Thành phần chất béo thường có từ sữa hoặc bột béo. Chất béo góp phần làm trà sữa thơm ngon tròn vị hơn. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo cũng nên được sử dụng theo định lượng vừa phải, để có 1 cốc trà sữa béo thơm đúng điệu, hạn chế các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, trong một ly trà sữa thường có thêm vài loại topping như: kem flan, thạch 3Q, trân châu, phô mai,... những thành phần này cũng góp phần làm tăng lượng calo hấp thụ vào cơ thể. Vì thế, cần hạn chế cho qua nhiều topping vào 1 ly trà sữa, để hạn chế tình trạng nạp calo vượt mức quy định.
Bước 1: Ngâm 30gr trà với 500ml nước sôi.
Bước 2: Khuấy đều trà và ủ trà trong 20 - 25 phút rồi chắt nước trà ra.
Bước 3: Trộn đều 150gr MT35 và 100gr đường, cho nước trà vào hỗn hợp bột sữa.
Bước 4: Cho thêm 300gr đá vào hỗn hợp trên, khuấy đều.
Bước 5: Rót trà sữa ra ly đá và thưởng thức lạnh.
Để có thể thưởng thức trọn vẹn vị trà sữa, vẫn đảm bảo sự ổn định của lượng calo trong cơ thể và đáp ứng nhu cầu thư giãn hiệu quả, bạn nên uống vào các thời điểm sau:
Vì ở các thời điểm trên, trà sữa sẽ được tiêu hóa tốt hơn, dễ dàng kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong ngày.
Đồng thời, cần lưu ý không nên uống trà sữa vào buổi tối, vì caffeine có trong trà sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, gây rối loạn giấc ngủ đến người tiêu dùng.
Các loại topping như trân châu đen, các dòng thạch, pudding,... chính là nguyên nhân làm tăng lượng calo có trong 1 ly trà sữa. Vì thế, để giảm lượng calo trong trà sữa về mức thấp nhất có thể, bạn nên hạn chế dùng trà sữa full topping. Hạn chế topping - hạn chế lượng calo, giúp bạn có thể thư giãn và đảm bảo tiếp thêm năng lượng từ trà sữa hiệu quả hơn.
Ngày nay, đa số các hàng quán đã cho khách hàng tự điều chỉnh lượng đường trong ly nước của mình. Vì thế bạn có thể dễ dàng chỉnh lượng đường xuống 50-30%, hoặc bạn có thể dặn quán làm ít ngọt. Điều này sẽ bạn giúp giảm lượng calo có trong 1 cốc trà sữa, duy trì số cân hiện có, đồng thời đẩy lùi tình trạng da nhanh xuống sắc vì "nạp'' lượng đường cao.