Chó không bị dại cắn có sao không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.
Chó không bị dại cắn có sao không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé.
CHẮC CHẮN CÓ. Vệ sinh vết cắn và chích ngừa vắc xin, huyết thanh kháng dại sau khi bị chó cắn là hành động mang tính sống còn. Dù vết thương nhẹ, chỉ bị trầy xước hay chảy ít máu, người bệnh cũng đừng nên chủ quan mà cần vệ sinh, khử khuẩn vùng bị cắn và đến cơ sở tiêm chủng gần nhất để tiêm vắc xin dại. Từ lúc bị chó cắn cho đến lúc phát bệnh được xem là thời kỳ ủ bệnh. Đây là lúc người bệnh cần chạy đua với thời gian để tiếp nhận điều trị và tiêm vắc xin phòng dại, chặn đứng kịp thời nguy cơ tử vong.
Xem thêm: Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
– Liều cơ bản: Vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28).
– Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…
– Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28
Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) – N7 – N21
Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 – N3 – N7
– Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28
(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi
(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày
Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.
Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)
– Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).
Trong trường hợp trẻ bị chó cắn, thường không sử dụng mũi tiêm uốn ván, trừ khi vết thương có dấu hiệu bị nhiễm bẩn với đất, tình trạng vết thương hở, sâu, nặng và trẻ chưa từng tiêm phòng uốn ván trước đó. Phác đồ tiêm uốn ván cho trẻ sau khi bị chó cắn như sau:
– Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1
– Mũi 3: 2 tháng sau khi tiêm mũi 2
– Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3
– Mũi nhắc: Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể
– Nếu đã tiêm 4 mũi trước đó: Không cần tiêm
– Tiêm nhắc lại sau mỗi 5 năm để bổ sung kháng thể
Khi bị chó dại cắn, cần giữ bình tĩnh để tránh tình huống trở nên tệ hơn và giảm nguy cơ chó tiếp tục tấn công. Tiến hành kiểm tra vết thương để đánh giá mức độ tổn thương và cầm máu, đồng thời rửa sạch vết thương bằng nước lạnh và xà phòng, loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông. Sử dụng thuốc sát trùng như cồn, oxy già để làm sạch vết chó cắn và sát khuẩn. Nếu vết thương chảy máu, cần cầm máu bằng cách đặt miếng gạc y tế và nén cho đến khi máu ngừng chảy. Nhờ người bắt nhốt chó sau khi cắn và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, sơ cứu và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kịp thời.
Bị chó cắn sau 3 ngày chích ngừa được không? Nếu không may bị chó cắn nhưng chưa thể chích vắc xin dại ngay, vì lý do bất khả kháng nào đó thì cần trì hoãn tối đa là bao lâu? Đâu là khoảng thời gian tối thiểu để tiêm vắc xin phòng bệnh dại?
Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua vết cắn, cào, hoặc vết liếm của động vật mắc dại trên vùng da bị tổn thương. Nguồn truyền bệnh dại chủ yếu tại nước ta là chó, một số ít là mèo. Ngoài ra bệnh dại còn có nguồn lây từ các động vật khác như dơi, chuột, chim…
Thời gian ủ bệnh dại thường từ vài tuần cho đến vài tháng, có những trường hợp ủ bệnh có thể lên đến vài năm, tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí vết thương, tải lượng virus dại đi vào cơ thể, thể trạng người bị cắn,… Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể kể đến như sốt cao, nóng rát và châm chích ở vùng da bị tổn thương. Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của dại, 100% người bệnh sẽ tử vong.
Bệnh dại ở người có 2 thể, mỗi thể có những triệu chứng khác nhau:
Sau khi bị chó cắn, người bệnh không nên chần chờ mà hãy lập tức sơ cứu vết thương tại nhà và đến bệnh viện gần nhất để được tiêm phòng dại. Cách sơ cứu vết thương do bị chó cắn như sau:
Làm sạch và sát trùng vết thương. Vết thương do bị chó cắn cần được rửa dưới vòi nước trong khoảng 15 phút, tốt nhất nên dùng nước ấm. Thao tác tưởng như là đơn giản này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và lượng virus dại xâm nhập cơ thể. Sau khi làm sạch vết thương với nước, người bệnh lau khô vết thương và tiếp tục sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc povidone iodine 10% rồi dùng băng/ gạt sạch băng lại, không đè ép và băng kín vết thương.
Nếu vết thương chảy máu, trong quá trình rửa vết thương, bạn không nên cầm máu mà chỉ cầm máu sau đó 15 phút nếu máu tiếp tục chảy. Lúc này, bạn phủ gạc y tế lên miệng vết thương. Nếu sau khoảng 7 phút, máu vẫn tiếp tục chảy, bạn tiếp tục phủ thêm gạc. Chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương rồi ngay lập tức đến bệnh viện. Nếu chảy quá nhiều máu, máu bắn thành tia, bạn nên dùng dây thun buộc garô quanh vết thương rồi đến bệnh viện gần nhất, tránh mất quá nhiều máu.
Xem thêm: Bị chó cắn 7 ngày thì tiêm phòng được không?
ĐƯỢC. Nếu vì lý do bất khả kháng nào đó người bệnh chưa kịp chích ngừa ngay sau khi bị cắn thì sau 3 ngày vẫn có thể chích vắc xin dại. Thực tế không có khoảng thời gian tối thiểu để chích ngừa vắc xin dại sau khi bị chó cắn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất. Tiêm vắc xin dại nên được tiến hành càng sớm càng tốt để vắc xin có thời gian kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus dại, chặn đứng đường di chuyển của virus dại lên hệ thần kinh.
Thông thường, sau khi bị cắn, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân vắc xin dại và/hoặc huyết thanh dại (tuỳ mức độ) để nâng cao hiệu quả điều trị dự phòng bệnh. Huyết thanh khi được đưa vào cơ thể sẽ ngay lập tức cung cấp thụ động một lượng kháng thể chống lại virus dại. Tuy nhiên, đây không phải là kháng thể do cơ thể tự sản sinh nên chỉ có thể phòng bệnh trong thời gian ngắn. Ngược lại, kháng thể tạo ra khi tiêm vắc xin dại sẽ phòng bệnh trong thời gian dài. Trong trường hợp không có huyết thanh kháng dại, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin dại và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Ngay sau khi bị chó cắn, người bệnh nên đến ngay các trung tâm tiêm chủng gần nhất để được tiêm phòng dại. Phác đồ tiêm phòng dại sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng và vị trí vết thương, lịch sử tiêm phòng vắc xin dại và tình trạng sức khỏe của người được tiêm phòng.
Thông thường, lịch tiêm phòng dại sau phơi nhiễm đối với những đối tượng chưa được tiêm vắc xin trước đó gồm 3-5 liều trong vòng 28 ngày. Tiêm 3 liều vắc xin trong trường hợp con vật còn sống sau 10 ngày theo dõi. Tiêm 2 mũi/ 1 lần x 4 lần (đối tiêm trong da) hoặc tiêm 5 liều (đối với tiêm bắp) trong trường hợp con vật chết, bệnh sau 10 ngày hoặc không theo dõi được. Bên cạnh đó, người bị chó cắn có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…). Đối với những đối tượng đã tiêm đủ liều vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin.
Việt Nam hiện đang lưu hành 2 loại vắc xin dại gồm: Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ) tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho trẻ em và người lớn. Đây là 2 loại vắc xin dại thế hệ mới đã được chứng minh tính an toàn, chất lượng, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Vắc xin không chứa các tế bào thần kinh như vắc xin dại thế hệ cũ, nên không gây hại cho sức khỏe hay ảnh hưởng đến trí nhớ người dùng.
Dại là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong là 100% khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêm tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo và tiêm nhắc hằng năm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Không thả rông chó, mèo ra đường mà không đeo rọ mõm. Ở người, nên tiêm vắc xin dự phòng trước khi bị phơi nhiễm. Bị chó cắn sau 3 ngày vẫn có thể tiêm vắc xin được; tuy nhiên, nên tiêm càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn để vắc xin phát huy được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Cập nhật lần cuối: 08:23 07/11/2024