Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ
Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ
Nếu bạn đang xem xét nộp đơn xin thị thực du học tại Úc, một tiêu chí mà bạn sẽ cần phải đáp ứng là yêu cầu về năng lực tài chính. Bản kê khai hỗ trợ tài chính của du học sinh cần xác nhận: Du học sinh/gia đình có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ bạn cũng như cho bất kỳ thành viên gia đình nào đi cùng (nếu có bảo lãnh người thân), trong suốt thời gian dự định ở lại Úc.
Bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng rằng bạn đáp ứng yêu cầu này như một phần của đơn xin thị thực sinh viên của mình. Dưới đây là 3 yếu tố xét hồ sơ xin visa du học Úc:
Lịch sử tài chính cùng lịch sử nhập cảnh trước đây của người nộp đơn.
Nguồn thu nhập được sử dụng để chứng minh
Nguồn thu nhập để chứng minh có thể là tiền mặt hay khoản vay ngân hàng. Giấy tờ liên quan đến tiền mặt, tài khoản ngân hàng,… của gia đình du học sinh đều sẽ được xác minh để kiểm tra độ tin cậy.
Nguồn thu nhập của người bảo lãnh
Các tài sản, tiền mặt, sổ tiết kiệm hay khoản vay ngân hàng của người bảo lãnh cũng sẽ được kiểm định, đánh giá. Quy trình này xác nhận khả năng kinh tế để chi trả các khoản học phí, sinh hoạt phí cho du học sinh hoặc người đi kèm của người bảo lãnh.
Như vậy, 800 triệu - 1 tỷ VNĐ là câu trả lời cho câu hỏi du học Úc chứng minh tài chính bao nhiêu. Để tránh việc hồ sơ chứng minh tài chính bị từ chối khi xin visa Úc, ứng viên cần có chuyên gia về việc chuẩn bị giấy tờ cũng như các bước chứng minh tài chính. Liên hệ với bộ phận tư vấn của WikiAbroad để có ngay lộ trình du học Úc tốt nhất cho mình nhé!
Bài này viết về Giấy chứng minh nhân dân của Việt Nam (không còn cấp mới nữa). Đối với Thẻ Căn cước Công dân Việt Nam hiện tại, xem
Giấy chứng minh nhân dân (CMND; trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh hay đơn giản hơn nữa là chứng minh) là tên một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất. Dự kiến từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2024, tất cả các giấy chứng minh nhân dân sẽ không còn giá trị sử dụng.
Bắt đầu từ năm 2016, Chứng minh nhân dân chính thức được thay bằng Căn cước Công dân. Tuy nhiên, tại công an cấp tỉnh, cấp huyện vẫn thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy Chứng minh nhân dân đến ngày 30 tháng 10 năm 2017 mới chính thức được bãi bỏ.
Ở Việt Nam, Thẻ Căn Cước được sử dụng trong thời Pháp thuộc (1945 trở về trước) như giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương.
Theo Sắc lệnh số 175 - b ngày 6 tháng 9 năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Thẻ Công Dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ, nguyên quán, trú quán, chức nghiệp... do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên.
Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng Giấy Chứng Minh. Đến năm 1964 thì bổ sung thêm "Giấy chứng nhận căn cước" cho những người từ 14 đến 17 bên cạnh "Giấy chứng minh".
Tại miền Nam của Việt Nam, vào thời Việt Nam Cộng hòa, Thẻ Căn cước được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975.
Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, Giấy Chứng Minh Nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước. Từ năm 1999, được thay bằng Chứng Minh Nhân Dân theo quy định của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bắt đầu từ 1 tháng 7 năm 2012, Bộ Công an áp dụng mẫu giấy chứng minh nhân dân mới bằng nhựa 85,6mm x 53,98mm, trong đó có ghi rõ họ tên cha và mẹ, có mã vạch hai chiều. Ảnh của công dân được in trực tiếp lên thẻ; số CMND mới gồm 12 số [1]
Kể từ năm 2016, theo Luật Căn cước Công dân [2], Việt Nam chính thức đổi tên Chứng minh nhân dân thành Thẻ Căn cước Công dân.
Theo Nghị quyết 112/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2017 ban hành về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy Chứng minh nhân dân đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, sẽ bỏ yêu cầu xuất trình Chứng minh nhân dân với người đến làm thủ tục đăng ký xe. Các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy Chứng minh nhân dân. Trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Ngoài ra, khi đi làm hộ chiếu, cấp lại hay sửa đổi hộ chiếu, người dân cũng không cần khai ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân… mà thay vào đó là số định danh cá nhân trên Thẻ Căn cước Công dân.[3][4]
Tất cả các CMND được cấp mới hiện tại có đặc điểm sau:
Mẫu giấy CMND của công dân Việt Nam thống nhất toàn quốc, có hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, gồm 2 mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt, được ép nhựa trong. Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
Mẫu mới này có một số điểm khác với mẫu CMND cũ như kích thước quốc huy, kích thước ảnh, mã vạch, tên cha mẹ v.v... Các chứng minh thư cũ vẫn có giá trị sử dụng tới ngày hết hạn.
Bộ Công An Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng mẫu CMND mới (Căn cước Công dân) trong đó sẽ đưa nhóm máu và thể hiện bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Ngoài ra, dự án CMND điện tử, giống như của Malaysia, cũng đã được triển khai từ đầu thập niên và dự kiến sẽ cấp cho các thành phố cấp 1 vào năm 2010. Tuy vậy, gần đây, người ta cho rằng dự án này đã thất bại.
Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên được cấp CMND.
Là những người dưới 14 tuổi, hoặc trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND, người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Cuối năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP [5] (để thay thế NĐ 73/2010/NĐ-CP được ban hành vào năm 2010), trong đó khoản 1 điều 9 của Nghị định 167 có quy định:
Tại Việt Nam, số CMND là một số 9 chữ số. Các đầu số khác nhau được chia cho các cơ quan công An của các tỉnh thành khác nhau. Vì vậy, số CMND không nhất thiết là cố định đối với mỗi người. Nếu chuyển hộ khẩu hoặc thay đổi địa chỉ thường trú tới tỉnh/thành phố khác và cần cấp lại CMND, số CMND mới sẽ có đầu số hoàn toàn khác. Việc này gây ra rất nhiều phiền toái đặc biệt là khi số CMND được sử dụng trong rất nhiều tài liệu như Đăng ký nhà, ô tô, xe máy, đăng ký kinh doanh, hộ chiếu, hộ khẩu v.v...
Về nguyên tắc, số CMND là duy nhất. Tuy vậy, năm 2007 đã xảy ra trường hợp hi hữu là có tới 50000 số CMND thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị trùng với tỉnh Đồng Nai. Đây là các số CMND thuộc dải số từ 271450001 đến số 271500000. Nguyên nhân do dải số trên được cấp cho Bà Rịa – Vũng Tàu khi thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo năm 1979 nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục sử dụng.[7]