Cùng tìm hiểu về những nét văn hóa và cuộc sống đời thường của người Hàn Quốc qua bài viết này, về trang phục, ẩm thực và nơi ở để nâng cao thêm độ hiểu biết cũng như nâng cao kiến thức văn hóa của đất nước củ sâm này nhé.
Cùng tìm hiểu về những nét văn hóa và cuộc sống đời thường của người Hàn Quốc qua bài viết này, về trang phục, ẩm thực và nơi ở để nâng cao thêm độ hiểu biết cũng như nâng cao kiến thức văn hóa của đất nước củ sâm này nhé.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm đối với Lương Thị Hoài (sinh năm 1989, trú ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là 14 cá nhân có nhu cầu xuất khẩu lao động.
Cáo buộc tại phiên tòa cho thấy, Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Vinacom) có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung ứng và quản lý nguồn lao động. Ngày 28-11-2014, Công ty Vinacom được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Lợi dụng chính sách XKLĐ, nhiều đối tượng xấu nhẫn tâm lừa tiền của những người muốn cải thiện cuộc sống.
Tháng 9-2016, Công ty Vinacom ký hợp đồng lao động với Đào Quốc Vinh (sinh năm 1983), trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nhiệm vụ của Vinh là hỗ trợ công ty tìm kiếm đối tác có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đi lao động tại Nhật Bản để giới thiệu cho doanh nghiệp và tư vấn thực tập sinh trong phạm vi cho phép.
Tháng 6-2019, Đào Quốc Vinh thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam (Công ty Dịch vụ Vinacom) với ngành nghề kinh doanh lĩnh vực đào tạo và thương mại. Công ty Dịch vụ Vinacom không được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngày 1-7-2019, Công ty Vinacom chấm đứt hợp đồng lao động với Vinh. Tuy nhiên, công ty này vẫn ký biên bản thỏa thuận với nội dung, Vinh tiếp tục tìm kiếm đối tác Nhật Bản có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam để giới thiệu cho doanh nghiệp này.
Về phía Vinh, sau khi thành lập công ty của riêng mình, anh ta đã thuê Lương Thị Hoài làm cộng tác viên với mức lương 5 triệu đồng/ tháng (không có hợp đồng lao động). Theo thỏa thuận, Hoài có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu đơn hàng thực tập sinh của công ty cho các lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, thu hồ sơ và thu tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu lao động thành công, Hoài sẽ được Vinh trả thêm tiền hoa hồng.
Quá trình thực hiện công việc, Hoài đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với các khách hàng rằng chị ta là nhân viên của Công ty Vinacom, có khả năng đưa người đi lao động tại Nhật Bản theo diện Visa với chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/trường hợp.
Người lao động sẽ nộp tiền thành 2 đợt. Thời gian xuất cảnh dự kiến từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và nộp tiền. Hoài trực tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ thông qua trung gian.
Từ tháng 8-2019 đến tháng 4-2020, Lương Thị Hoài đã tư vấn, giới thiệu nhiều đơn hàng đi lao động tại Nhật Bản và trực tiếp nhận 14 bộ hồ sơ cùng tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng của 14 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Sau khi nhận hồ sơ và tiền của những người nêu trên, Hoài chỉ chuyển 1 bộ hồ sơ và số tiền 10 triệu đồng cho Đào Quốc Vinh. 13 bộ hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không liên hệ với cơ quan, tổ chức nào để những người này được xuất khẩu lao động theo thỏa thuận.
Trong số 14 bị hại trên có các chị H.T.L (sinh năm 1996, ở Ninh Bình), chị T.T.T.M (sinh năm 1990, ở Vĩnh Phúc) và anh T.D.N (sinh năm 1992, ở Phú Thọ).
Thông qua mối quan hệ xã hội, 3 bị hại trên quen biết với Lương Thị Hoài. Bị cáo giới thiệu bản thân có khả năng tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản với mức chi phí từ 6.000 USD đến 7.800 USD/người, thời gian được xuất cảnh từ 4 đến 6 tháng. Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ và tiền để Hoài làm các thủ tục xuất ngoại.
Tin tưởng thông tin Hoài giới thiệu, từ ngày 16-8-2019 đến ngày 3-12-2019, 3 bị hại trên đã trực tiếp đến Công ty Dịch vụ Vinacom đưa hồ sơ và tổng số tiền 286 triệu đồng cho bị cáo. Sau khi nhận hồ sơ và tiền của 3 bị hại trên, Hoài chỉ chuyển cho Đào Quốc Vinh bộ hồ sơ của anh N và 10 triệu đồng.
Số hồ sơ và số tiền còn lại, Hoài không nộp, không liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động cho các bị hại nêu trên. Quá hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động nên làm đơn tố giác hành vi lừa đảo.
Đưa Lương Thị Hoài ra xét xử sơ thẩm, song Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhằm làm rõ vai trò của một số người liên quan đến hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của bị cáo.