Tại trận chung kết Siêu trí tuệ mùa 2, MC Lại Văn Sâm tỏ ra bất ngờ và tiếc nuối trước sai lầm của 2 "cao thủ toán học" Huy Hoàng và Hoàng Hiệp.
Tại trận chung kết Siêu trí tuệ mùa 2, MC Lại Văn Sâm tỏ ra bất ngờ và tiếc nuối trước sai lầm của 2 "cao thủ toán học" Huy Hoàng và Hoàng Hiệp.
Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có Sâm Đương Quy có tác dụng: Tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả.
Viên xương Khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ Sâm Đương Quy
Sâm đương quy là một loại thảo dược quý, có tên tiếng Anh là Angelica Sinensis. Thân thuộc hơn, cây này còn được gọi là “sâm của phụ nữ” bởi đa phần công dụng của nó đều hỗ trợ điều trị các bệnh lý của nữ giới.
Cây sâm đương quy có xuất xứ từ Trung Quốc, sinh trưởng tại vùng khí hậu mát mẻ, địa hình núi cao. Đây là cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm với chiều cao trung bình từ 40 - 80cm, thân có màu tím, hình trụ, có rãnh dọc. Lá của cây thuốc này thon dài, mọc so le, cuống ngắn. Hoa có màu trắng nhạt, mọc theo từng cụm một. Tại Việt Nam, cây thuốc này có nhiều ở vùng núi phía Bắc, có các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu,...
Sâm đương quy là thảo dược quý, có nhiều công dụng nổi bật
Sâm đương quy được chia thành nhiều loại với các trạng thái khác nhau như sau:
Đương quy tươi: Ở trạng thái tươi, sâm đương quy chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Người ta thường dùng cây thuốc này để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.
Đương quy khô: Đương quy sơ chế về dạng khô là phổ biến nhất bởi tính tiện dụng, dễ bảo quản.
Sâm đương quy rừng: Đây là loại sâm hiếm và dễ bị làm giả nhất.
Đối với mỗi mục đích sử dụng, sâm đương quy có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, điển hình có thể kể đến những cách dưới đây:
Khi sâm đương quy ngâm trong rượu, dược chất được hút ra một cách triệt để và giúp thẩm thấu vào cơ thể một cách tốt nhất nên đây là cách được nhiều người áp dụng nhất. Vậy sâm đương quy ngâm với rượu có tác dụng gì? Thành phẩm này hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, giảm căng thẳng stress, ổn định huyết áp và giải quyết các vấn đề về xương khớp.
Sâm đương quy ngâm rượu thu được dược chất tối đa
Bạn có thể ngâm rượu với sâm đương quy theo cách sau:
Như đã biết, sâm đương quy tươi chứa dược chất lớn hơn nên nếu có điều kiện, bạn nên chọn loại sâm tươi để ngâm rượu. Cách ngâm rượu sâm đương quy như sau:
Chuẩn bị 0,5kg sâm đương quy tươi.
4 - 12 lít rượu nếp ngon có nồng độ khoảng 35 - 45 độ.
Bình thủy tinh hoặc bình sứ đựng rượu và ngâm.
Rửa sạch sâm và để ráo nước. Bạn có thể xử lý mùi hăng của sâm cũng như giúp rượu ngon hơn bằng cách mang ra nắng phơi khoảng 1 - 2 tiếng.
Đặt củ đương quy đã phơi ráo vào bình và đổ rượu vào ngập bình. Ngâm trong vòng 6 tháng.
Mỗi ngày uống từ 1 - 2 chén rượu sâm đương quy sẽ giúp cải thiện sức khỏe, điều hòa khí huyết và ổn định huyết áp.
Sâm đương quy khô dễ kiếm hơn nên nếu không có điều kiện, bạn hoàn toàn vẫn có thể dùng loại này để ngâm rượu.
Chuẩn bị 0,5kg sâm đương quy khô.
12 lít rượu nếp ngon có nồng độ khoảng 35 - 45 độ.
Bình thủy tinh hoặc bình sứ đựng rượu và ngâm.
Rửa sạch đương quy khô và chờ đến khi ráo nước hoàn toàn.
Xếp đương quy vào bình và đổ ngập rượu, đặt ở vị trí thoáng mát, khô ráo.
Ngâm trong ít nhất 3 tháng có thể mang ra dùng.
Mỗi ngày uống từ 1 - 2 chén để cảm nhận hiệu quả theo thời gian.
Lưu ý: Mặc dù mang lại nhiều công dụng tốt nhưng với một số đối tượng, việc sử dụng sâm đương quy ngâm rượu không thật sự tốt. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây cần tránh uống rượu sâm đương quy:
Người bị suy nhược cơ thể, không hấp thụ được dưỡng chất trong sâm.
Người bị ung thư, đang thực hiện xạ trị.
Người có vấn đề về gan, thận như xơ gan, viêm gan,...
Người có bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét, trào ngược dạ dày.
Đương quy ngâm mật ong giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, điều hòa kinh nguyệt rất tốt. Cách này thường được nhiều chị em phụ nữ áp dụng bởi dễ uống và dễ làm.
Đương quy ngâm mật ong được chị em phụ nữ ưa chuộng
Xếp đương quy vào hũ thủy tinh và để ngập mật ong theo tỷ lệ 4:6. Bạn có thể khuấy nhẹ để mật ong thấm vào từng lát sâm.
Ngâm sâm đương quy với mật ong trong khoảng 1 tuần là có thể dùng. Bạn có thể pha với nước để uống hoặc thoa trực tiếp lên mặt để dưỡng da.
Lưu ý: Sâm đương quy ngâm mật ong không nên dùng cho các đối tượng dưới đây:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Người có tiền sử huyết áp thấp.
Sâm đương quy nấu nước uống rất dễ thực hiện và bất kỳ ai cũng có thể làm, sử dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Sắc nước sâm đương quy sử dụng mỗi ngày
Chuẩn bị: 100g đương quy khô, nước sạch và đường.
Rửa sạch đương quy và để ráo nước.
Thái mỏng lát sâm ra và cho vào nồi đun cùng nước.
Đun liên tục trong khoảng 30 phút và tắt bếp.
Chắt lấy phần nước cốt để uống. Bạn có thể thêm chút đường để dễ uống hơn.
Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng sâm đương quy, mọi người cần ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả tối ưu nhất và tránh gây ra các tác dụng phụ:
Không lạm dụng sâm đương quy dù ở hình thức nào quá nhiều bởi có thể gây ra tác dụng phụ như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày,...
Không nên uống quá 50ml rượu sâm đương quy mỗi ngày và không dùng sâm lúc đói.
Khi mới dùng sâm đương quy nên sử dụng liều lượng ít để theo dõi về các phản ứng của cơ thể.
Ngưng ngay lập tức nếu trong quá trình dùng sâm đương quy bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Trên đây là những thông tin về sâm đương quy chúng tôi tổng hợp gửi tới quý vị bạn đọc. Hy vọng với những hướng dẫn về cách dùng và lưu ý, bạn có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Đăng ký thành công.Thông báo sẽ tự động tắt sau 2 giây
Củ và rễ của cây sâm đương quy là bộ phận có giá trị cao, sở hữu nhiều dược tính quý. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây này chứa nhiều vitamin E, B1, B12 và các nguyên tố vi lượng khác.
Cách tốt nhất để có thể dẫn truyền được hết dược chất có trong rễ và củ đương quy vào cơ thể là ngâm rượu. Chi tiết về công dụng của cây thuốc này là:
Hỗ trợ kích thích lưu thông máu, gia tăng quá trình sản sinh hồng cầu, huyết sắc tố.
Ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách toàn diện.
Duy trì huyết áp ổn định, phòng chống các bệnh về tim mạch.
Kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn như khuẩn tả, trực khuẩn coli,...
Hỗ trợ ức chế quá trình viêm nhiễm tại các bộ phận ở trong cơ thể.
Tăng cường chức năng của các tạng thận, gan.
Dưỡng tâm, an thần, giải tỏa căng thẳng.
Dưỡng gân, xương, hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh về xương khớp như thoái hóa, tê bì tay chân,...
Thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, điều trị các chứng ợ hơi, khó tiêu, táo bón, viêm đại tràng.
Nhìn chung, với những công dụng nêu trên của sâm đương quy, nó gần như được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau. Điển hình như thuốc xương khớp, thuốc an thần, thuốc tăng sức đề kháng,...