Dự báo mới nhất của Bộ Kinh tế Đức cho thấy, sản lượng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm 0,4%. Đây là mức giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 0,4% được dự báo hồi tháng 4-2023, thời điểm Berlin kỳ vọng vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng tốt hơn dự kiến nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp.
Dự báo mới nhất của Bộ Kinh tế Đức cho thấy, sản lượng kinh tế của quốc gia này sẽ giảm 0,4%. Đây là mức giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 0,4% được dự báo hồi tháng 4-2023, thời điểm Berlin kỳ vọng vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng tốt hơn dự kiến nhờ sự phục hồi của ngành công nghiệp.
Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 đang chịu tác động kéo dài của nhiều cú sốc tiêu cực cả cũ lẫn mới, như: đại dịch Covid-19; xung đột giữa Nga và Ukraine và diễn biến bất ngờ từ đụng độ dữ dội chưa từng thấy giữa Hamas và Israel ngày 7/10/2023; nhiều quốc gia phát triển vẫn đang duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát; kéo theo đó là vấn đề thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu vẫn rất phổ biến; các vấn đề chung về tái cấu trúc nền kinh tế cùng thị trường bất động sản suy thoái...
Việc giá năng lượng và chi phí đi vay vẫn ở mức cao, đang kéo giảm khả năng cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển, từ đó làm gia tăng các khoản nợ xấu cũng như sự an toàn tài chính chung của nhiều quốc gia. Hệ thống ngân hàng toàn cầu cũng đang chịu áp lực lớn kéo dài, nhiều vụ phá sản đến từ các ngân hàng lâu đời đã diễn ra trong năm nay, trong khi tại một số nơi lại chứng kiến lượng tiền ứ đọng lớn không thể giải ngân do nhu cầu đầu tư xuống rất thấp.
Lãi suất thực tăng ở hầu hết các nền kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản, đã khuyến khích người dân toàn cầu gia tăng tiết kiệm và khiến chi phi thực hiện các khoản vay mới tăng lên. Các yếu tố này đã khiến việc cho vay của ngân hàng chậm lại đáng kể ở các nền kinh tế tương đối phụ thuộc vào ngành ngân hàng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình. Số lượng vị trí tuyển dụng giảm, áp lực an sinh xã hội gia tăng.
Tăng trưởng tiềm năng toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ, đạt 2,2% trong thời gian còn lại của thập niên 2020 gắn với lực lượng lao động toàn cầu đang già đi và tăng trưởng chậm hơn, tốc độ tăng trưởng đầu tư và năng suất các nhân tố tổng hợp ngày càng giảm; sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng sâu sắc, với nhiều hạn chế hơn về thương mại, dịch chuyển vốn xuyên biên giới, công nghệ, lao động và thanh toán quốc tế có thể làm gia tăng biến động về giá cả hàng hóa và cản trở sự hợp tác đa phương trong việc cung cấp hàng hóa công toàn cầu. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc do biến đổi khí hậu và mục tiêu phát triển bền vững...
Đáng lưu ý là có một số nhân tố mới đã ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và tới đây, bao gồm:
Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát. Sau khi chứng kiến đỉnh dịch gần nhất vào khoảng đầu năm 2023, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia đã kết thúc tình trạng khẩn cấp do đại dịch từ giữa năm 2023 và diễn biến dịch bệnh trong giai đoạn cuối năm cũng không gây quá nhiều chú ý. Như vậy, đại dịch Covid-19 về cơ bản đã không còn là mối bận tâm chung trong nỗ lực thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế năm 2023.
Thứ hai, sự trỗi dậy của kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ đang là nền kinh tế gây ấn tượng nhất năm 2023. Ernst & Young dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế trị giá 26 nghìn tỷ USD vào năm 2047, với thu nhập bình quân đầu người tăng gấp sáu lần lên 15.000 USD (Ernst & Young, 2023). New Delhi hiện đang đặt mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng “đáng tin cậy và có sức chống chịu” sau sự gián đoạn do đại dịch Covid-19. Ấn Độ hiện cũng đang là quốc gia ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ các bất ổn kinh tế - chính trị hiện nay trên thế giới...
Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2023-2024: Việt Nam & Thế giới phát hành ngày 06/03/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
© 2022 Báo điện tử Kinh tế & Đô thị - Cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội
Giấy phép của Bộ Thông tin & Truyền thông số 196/GP-BTTTT cấp ngày 21/04/2022
Tổng biên tập: Nguyễn Thành Lợi
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Anh Đức, Lê Hoàng Anh, Nguyễn Xuân Khánh
Trưởng ban báo điện tử: Nguyễn Thị Thanh Loan
Toà soạn: Trụ sở chính: 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội Trụ sở 2: 221 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội
ĐT: 024.37760444 (133) - Hotline: 0982 015 015
Email: [email protected] - Fax: 024.32484413
Liên hệ quảng cáo: 0966204859 - 024.37732198
Nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đã chủ động thuê những đơn vị tư vấn nước ngoài để sản xuất đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn phát thải carbon - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, năm 2022 được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Tốc độ tăng trưởng ngành gỗ đạt 7,1%, chủ yếu nhờ vào các thị trường như Đông Bắc Á, Châu Đại Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản… còn lại các thị trường như Bắc Mỹ và EU hầu như "đứng im" do suy thoái.
Năm 2023, ngành gỗ dự báo những tháng đầu năm sẽ còn nhiều khó khăn. "Chúng tôi dự tính phải hết quý II năm 2023 mới có thể phục hồi sản xuất khoảng 85% và kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên", ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Ông Lập cho biết, để làm được điều này, ngành gỗ sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng các giải pháp: Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất; đẩy mạnh sản xuất phát thải thấp; phối hợp các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024, sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm...
Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp cân đối; phát triển trồng rừng đi đôi với chế biến. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Bởi lẽ, chỉ có nắm được thị trường mới chủ động được sản xuất và thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Đưa ra so sánh với ngành gỗ Trung Quốc, ông Lập cho biết, các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đều có công ty phân phối ở các thị trường lớn, đa số doanh nghiệp Việt chưa làm được điều này nên biến động thị trường tác động rất nhanh, mạnh đến doanh nghiệp Việt. Ông Lập cũng cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cũng đã chủ động thuê những đơn vị tư vấn nước ngoài để sản xuất đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn phát thải carbon.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp; tăng cường kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài vào trồng rừng, bởi lẽ, họ có công nghệ, tiềm lực thuận lợi hình thành các chuỗi liên kết sản xuất. Ngoài ra, ông Lập cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhìn nhận, ngành gỗ hiện đang ở trạng thái "bùn ở dưới chân và nắng ở trên đầu". Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tổng hợp chi tiết các vấn đề và đề xuất để Bộ NN&PTNT cùng phối hợp để có cuộc làm việc với Thủ tướng trong năm mới để tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo sản xuất và phát triển thị trường gỗ, lâm sản tới đây.