Hiện nay, thủ thuật rạch tầng sinh môn được sử dụng trong sinh thường với mục đích mở rộng đường cho thai nhi ra đời dễ dàng, giảm thiểu tối đa các tổn thương có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, âm hộ khi sinh.
Hiện nay, thủ thuật rạch tầng sinh môn được sử dụng trong sinh thường với mục đích mở rộng đường cho thai nhi ra đời dễ dàng, giảm thiểu tối đa các tổn thương có thể xuất hiện ở vùng âm đạo, âm hộ khi sinh.
Nếu không may phần chỉ khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ, bung chỉ, chị em cũng đừng quá lo lắng. Lúc này hãy chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín. Khi đến thăm khám, các bác sĩ kiểm tra tình trạng thương tổn có nghiêm trọng hay không. Tuỳ vào mức độ tổn thương cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp massage để khu vực vết khâu dịu bớt đau nhức và mềm mại lại. Hoặc cũng có thể tiến hành khâu thẩm mỹ lại.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu tâm đến vấn đề vệ sinh khu vực vết khâu tầng sinh môn. Hãy thực hiện chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách và luôn giữ cho khu vực tầng sinh môn được khô ráo, thoáng mát. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn cũng như giảm tối đa nguy cơ các vi khuẩn gây hại xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, chị em cũng không nên quan hệ vợ chồng trở lại quá sớm. Thời gian lý tưởng nhất là từ 4 - 6 tuần sau sinh. Thời điểm này, vết khâu tầng sinh môn cũng đã lành, cơ thể cũng hồi phục lại gần như lúc trước khi mang bầu.
Trong trường hợp bị táo bón sau sinh, chị em tuyệt đối hạn chế không dùng quá nhiều sức để rặn mà hãy cố gắng thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ vào các bữa ăn hằng ngày, uống đủ mỗi ngày từ 2 - 3 lít nước. Song song với đó, chị em có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng có tác dụng làm mềm phân, giúp việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
Một vài lưu ý khác trong quá trình chăm sóc, giảm đau vết khâu tầng sinh môn như sau:
Nhìn chung, khi bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn, các chị em cũng không nên quá lo lắng, hãy tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chất lượng, giàu kinh nghiệm để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, đúng cách.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tầng sinh môn là khoảng trống giữa hậu môn và bìu dái ở nam và giữa hậu môn và âm hộ ở nữ.[2] Tầng sinh môn là khu vực của cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Có một số thay đổi trong cách xác định ranh giới của vùng này.[3] Vùng quanh hậu môn là một phần của tầng sinh môn.
Tầng sinh môn là một khu vực kích thích tình dục cho cả nam và nữ.[4] Rách tầng sinh môn thường xảy ra khi sinh con với lần sinh nở đầu tiên, nhưng nguy cơ của những tổn thương này có thể giảm bằng cách chuẩn bị vùng đáy chậu, thường là thông qua xoa bóp.[5]
Tầng sinh môn thường được định nghĩa là vùng bề mặt ở cả nam và nữ giữa xương mu và xương cụt. Tầng sinh môn nằm dưới cơ hoành và giữa hai chân. Đó là một khu vực hình kim cương bao gồm hậu môn và, ở nữ giới, âm đạo. [6] Các định nghĩa của nó có khác nhau: nó chỉ có thể đề cập đến các cấu trúc bề ngoài trong khu vực này hoặc nó có thể được sử dụng để bao gồm cả các cấu trúc bề ngoài và sâu. Đáy chậu tương ứng với đầu ra của khung chậu.
Một đường được nối trên bề mặt nối các ống nhĩ phân chia không gian tầng sinh môn thành hai hình tam giác: Tam giác niệu sinh dục trước, chứa dương vật (nam) hoặc âm đạo (nữ); và Tam giác hậu môn chứa hậu môn.
Một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất chính là thói quen ngồi lệch một bên của nhiều chị em. Được biết, sau khi khâu, các mô mới tại tầng sinh môn đều rất dễ bị tổn thương. Việc ngồi lệch sang một bên của chị em làm cho vết khâu tầng sinh môn bị lỏng lẻo. Từ đó khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở, chỉ khâu bị đứt rời.
Đi lại, ngồi xổm nhiều cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới vết khâu tầng sinh môn. Theo đó, việc đi lại nhiều, đặc biệt là ngồi xổm khiến khu vực tầng sinh môn phải chịu nhiều tác động, làm tăng nguy cơ vết khâu bị hở.
Bên cạnh đó, tình trạng táo bón sau sinh cũng ảnh hưởng nhiều tới vết khâu tầng sinh môn. Bởi khi bị táo bón sau sinh, chị em sẽ phải cố sức để rặn khi đi vệ sinh. Điều này gây ra tình trạng đau đớn cũng như khiến chỉ khâu có nguy cơ bị bục.
Vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ không chỉ khiến chị em phải chịu đựng cảm giác đau đớn kéo dài mà còn khiến khu vực tầng sinh môn bị lên mủ, nhiễm trùng, ngứa ngáy, chảy máu. Do vậy, một khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường như sốt hoặc ớn lạnh, đau vùng bụng dưới, đi tiểu có cảm giác đau và nóng rát, vùng tầng sinh môn ra cục máu đông hoặc chảy nhiều máu,... hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản Phụ khoa.
Nhiễm trùng vết khâu chính là nguy cơ đầu tiên có thể xuất hiện khi bị đứt chỉ khâu tầng sinh môn. Khi bị đứt chỉ khâu, vết khâu bị nứt cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đặc biệt, khu vực tầng sinh môn luôn trong trạng thái ẩm ướt, càng khiến tỷ lệ bị nhiễm trùng tăng cao.
Ngoài ra, đứt chỉ khâu đường sinh môn còn khiến cho quá trình lành vết thương bị chậm lại, kéo dài thời gian đau nhức vết khâu. Đồng thời còn để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.