Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Diện tích An Giang bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cực nam của (Việt Nam), với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:
Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… đồng thời với những di tích lịch sử – văn hoá như: tháp cổ Vĩnh Hưng, Nọc Nạng, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hệ thống đình, chùa…
Bên cạnh những di tích vật thể thì Bạc Liêu còn độc đáo bởi những giá trị văn hóa phi vật thể như các lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền. Đó là các lễ hội Kỳ yên, lễ hội Phật giáo Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh…
Văn hóa ẩm thực cũng tạo nên nét đặc trưng cho vùng đất cuối trời Nam này. Ẩm thực Bạc Liêu mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Nhiều món ăn tạo nên thương hiệu Bạc Liêu như bún bò cay, bánh xèo, bún nước lèo…
Tỉnh Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Một số địa điểm du lịch có tiếng ở Bến Tre như:
Nhắc đến bến Tre là nhắc đến xứ dừa xanh mướt, dừa Bến Tre cũng làm nên những đặc sản hớp hồn thực khách. Các đặc sản nổi tiếng như: kẹo dừa, đuông dừa, chuột dừa, ốc xào cốt dừa, chuối dập, rượu dừa hay làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc trứ danh.
Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển:
Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây.
Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau… cùng nhiều món ăn khác.
Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa), Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai…Các di tích cấp tỉnh, Nhà Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước.
Ngoài ra rừng tràm U Minh, chợ Nổi cũng là những địa điểm du lịch hút khách khi đến tham quan Cà Mau.
Một trong những điều khiến du lịch Cà Mau hấp dẫn khách du lịch đó chính là nền ẩm thực tại đây. Ba khía Rạch Gốc, cháo cá kèo, chả mực, bồn bồn, cua cà mau… đều là những món ăn đặc sản tại Cà Mau mà bất cứ vị khách du lịch nào khi đến đây đều muốn thưởng thức một lần.
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105°13’38″ – 105°50’35″ kinh độ Đông và 9°55’08″ – 10°19’38″ vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số tính đến 2015 là 995 người/km². Cần Thơ là thành phố lớn thứ năm của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông
Những địa điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến tham quan Cần Thơ bao gồm: Bến Ninh Kiều Cần Thơ; Chùa Ông; Chợ nổi Cái Răng – khu chợ sầm uất nhất miền tây; Chợ đêm Tây Đô; Nhà Cổ Bình Thủy, Cần Thơ; Vườn Lan Trong khuôn viên nhà cổ; Vườn Cò Bằng Lăng; Các khu miệt vườn tại Cần Thơ.
Các món đặc sản tiêu biểu Cần Thơ phải kể đến như: Bánh đúc mặn Cần Thơ; Rượu mận Sáu Tia; Bánh xèo Cần Thơ; Bánh hỏi – heo quay Phong Điền; Ốc nướng tiêu Cần Thơ; Chuối nếp nướng Cần Thơ; Bánh tằm bì Cần Thơ; Bánh cống Cần Thơ; Lẩu mắm Cần Thơ; Lẩu bần; Nem nướng Cái Răn; Bánh tét lá cẩm
Đồng tháp có vị trí nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ – 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ – 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt là khu di tích gò tháp, có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc), Đồng Sen Tháp Mười…
Đồng Tháp có rất nhiều món đặc sản như: Bánh phồng tôm Sa Giang,; Nem Lai Vung; Quýt hồng Lai Vung; Xoài Cao Lãnh; Chuột đồng Đồng Tháp; Hủ tiếu Sa Đéc; Cá linh; Bánh xèo Cao Lãnh; Khô cá lóc; Lẩu mắm cá linh; Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non; Sen Tháp Mười, rượu sen; Nhãn Châu Thành; Ốc nướng tiêu; Gà đập đất, vịt hoàng đế; Vịt nướng Sa Đéc, Cao Lãnh; Bì mắm ở Bình Thạnh Trung, Lấp Vò; Mứt chuối phồng.; Chả bía Hồng Ngự; Bì lợn Tân Hồng; Hến một nắng Tam Nông; Lẩu gà nồi Cao Lãnh; Rượu hoa cúc Sa Đéc; Bánh tét Cao Lãnh
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị trí địa lý:
Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ[5]
Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Hậu Giang tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
Hậu Giang nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ, v.v… Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều du khách đến xem.
Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người cũng rất thu hút khách du lịch.
Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị….Ngoài ra, tỉnh còn có đặc sản về thủy sản, cá thác lác Vị Thanh ngon nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang gồm phần lớn diện tích của tỉnh Rạch Giá và toàn bộ tỉnh Hà Tiên cũ. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, vào thời nhà Nguyễn toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Hà Tiên.
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23’50 – 10°32’30 vĩ Bắc và từ 104°26’40 – 105°32’40 kinh Đông.
Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Châu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Châu.
Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách Thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km. Vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ.
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài
Kiên Giang không chỉ được biết đến là vùng đất của văn hóa và du lịch nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn níu giữ du khách ở lại với những đặc sản ngon vô cùng hấp dẫn. Những món ngon trứ danh không thể bỏ qua khi đến Kiên Giang như Bánh ống lá dứa; Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu; Xôi xiêm; Cà xỉu; Cơm ghẹ Phú Quốc; Hủ tiếu hấp Hà Tiên; Gỏi cá trích….
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý:
Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Long An hiện nay bao gồm: Làng nổi Tân Lập; Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười… Và nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hoá Óc Eo tại Đức Hoà, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà trăm cột tại Cần Đước.
Một số món ăn mệnh danh là đặc sản Long An như Gạo nàng thơm Chợ Đào; Bánh tét Long An; Dưa hấu Long Trì; Canh chua cá chốt; Lạp xưởng tươi; Rượu đế Gò Đen; Thanh long Châu Thành; Đậu phộng Đức Hòa; Cá lóc nương trui; Mắm còng Cần Giuộc; Thịt heo muối chua; Mắm tôm chà Cần Giuộc….
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích đều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sóc Trăng có những địa điểm tham quan nổi tiếng như: Hồ Nước Ngọt; Vườn cò Tân Long; Cồn Mỹ Phước; Chợ Nổi Ngã Năm; Hồ Bể; Điểm du lịch sinh thái Mỏ Ó… Ngoài ra, Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Quan Âm linh ứng, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác… Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất…
Đến với vùng đất Sóc Trăng, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như Bánh Pía trứ danh, Vũ sữa tím Đại Tâm; Bưởi năm roi Kế Thành; Cá bống sao Cù Lao Dung; Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu; Cháo cá lóc rau đắng; Khô trâu Thạnh Trị; Lạp xưởng Vũng Thơm…
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũ. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm cả vùng Gò Công. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Tiền Giang hiện nay là thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc và cách Thành phố Cần Thơ 100 km về phía Nam[2] theo đường Quốc lộ 1A.
Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên), di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài, và nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo như vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công[
Những đặc sản phải thử khi ghé về Tiền Giang bao gồm Hủ tiếu Mỹ Tho; Vú sữa Lò Rèn; Bún gỏi già Mỹ Tho; Ốc gạo Tân Phong; Bánh vá (bánh giá) Gò Công ; Bánh bèo chợ Hàng Bông; Chuối quết dừa; Sam biển Gò Công…
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:
Những địa điểm nổi tiếng phải ghé khi đến Trà Vinh bao gồm: Ao Bà Om; Khu du lịch sinh thái rừng đước; Cù lao Tân Quy; Khu du lịch sinh thái Huỳnh Kha; Chùa Âng; Bảo tàng Khmer; Biển Ba Động; Chùa Vàm Rây; Chùa Cò (còn gọi là chùa Nodol); Cù lao Long Trị…
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác của người Kinh, người Hoa như Lễ hội nghinh Ông tại Mỹ Long (lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm), Vu lan thắng hội, Tiết Trùng Cửu,…
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét Trà Cuôn, bánh tráng ba se, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có;Bánh tráng nướng Giáo Loan (Bánh tráng béo nước cốt dừa) tọa lạc Ấp Bến Có xã Nguyệt Hóa huyện Châu Thành (Giáp quán Hải Đăng);Tôm khô Vinh Kim, Dừa sáp Cầu Kè v.v…
Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long:
Các điểm đến nổi tiếng ở Vĩnh Long bao gồm: Khu du lịch Vinh Sang; Chợ nổi Trà Ôn; Cầu Mỹ Thuận; Văn Thánh Miếu; Khu sinh thái nhà xưa Vĩnh Long; Cù lao An Bình; Khu du lịch Trường Huy; Chùa cổ Long An; Chùa Tiên Châu; Đình Long Thanh; Đền thờ Phạm Hùng; Vườn kinh phật bằng đá
Một số đặc sản nổi tiếng ở Vĩnh Long như Ốc lác hấp lá gừng; Cá lăng nấu ngót; Cam xoàn Vĩnh Long; Cá cháy Trà Ôn; Cá tai tượng chiên xù; Khoai lang Vĩnh Long; Thanh trà Vĩnh Long; Cá lóc nướng trui Vĩnh Long….
Mời bạn theo dõi Fanpage: Hương Sắc Miền Tây
Bản đồ 13 tỉnh miền tây nam bộ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng thể về miền tây sông nước, nhằm giúp du khách dễ dàng tìm kiếm các địa phương hay các điểm du lịch miền tây. Nếu các bạn sở hữu bài viết này trong tay, chắc chắn chuyến du lịch của các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất, thuận tiện nhất, cũng như cung cấp kiến thức về 13 tỉnh miền tây sông nước.