Người lao động có thể kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không bằng 02 cách sau đây:
Người lao động có thể kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không bằng 02 cách sau đây:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg, đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Căn cứ Thông báo 80/TB-BHXH năm 2024, mức lãi suất đầu tư bình quân trong năm 2023 là 4,36%/năm, tương đương 0,363%/tháng;
Do đó, mức lãi suất chậm đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2024 là 8,72%/năm, tương đương 0,726%/tháng.
Căn cứ phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng BHXH tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC, trường hợp chậm đóng BHXH thì tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:
Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n) = Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2) x Lãi suất chậm đóng (%/tháng)
- (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.
- (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).
- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm như đã nêu.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động đi làm tại công ty hằng tháng sẽ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thông qua công ty.
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, công ty và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.
Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà đơn vị sử dụng lao động lựa chọn.
Nếu công ty có hành vi chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Buộc công ty nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để nộp số tiền chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm.