09:45 23/09 Câu chuyện thương hiệu
09:45 23/09 Câu chuyện thương hiệu
Tín phiếu là một trong những giấy tờ có giá được nhiều tổ chức tài chính lớn quan tâm cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tín phiếu là gì, mục đích phát hành và có nên đầu tư vào giấy tờ có giá này không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo ngay các nội dung sau đây!
Tín phiếu là chứng chỉ xác nhận khoản nợ ngắn hạn được phát hành theo phương thức hợp pháp theo quy định để vay tiền.
Theo định nghĩa trên, tín phiếu được phát hành với kỳ hạn dưới 1 năm, tối đa 364 ngày. Mệnh giá tín phiếu là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. Tín phiếu được sở hữu dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác theo quy định pháp luật.
Phương thức phát hành giấy tờ này được quy định sẵn với các bên tham gia trong thông báo cụ thể. Các dạng thức chủ yếu bao gồm:
Đấu thầu thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Phương thức này được thực hiện công khai cho nhiều đối tượng mua khác nhau. Các đơn vị thực hiện đưa ra khối lượng và mức lãi suất có thể đáp ứng dựa trên tình hình tài chính thực tế của mình.
Bắt buộc theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Với trường hợp này, Thống đốc sẽ chỉ định phát hành hoặc mua lại các tín phiếu đã phát hành trước hạn với mức lãi suất công bố. Các tổ chức được chỉ định cần chuẩn bị đủ lượng tiền mua tín phiếu, nộp vào tài khoản thanh toán đặt tại Ngân hàng Nhà nước. Đến thời điểm thông báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện trích nợ thanh toán nếu đủ tiền hoặc xử phạt theo quy định nếu số dư không đủ.
Theo Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, các chủ thể được phép phát hành tín phiếu bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các đối tượng được phép mua giấy tờ có giá này bao gồm: các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Tín phiếu có mệnh giá được quy định bởi tổ chức phát hành
Tín phiếu là loại chứng chỉ nhận nợ ngắn hạn được các tổ chức uy tín phát hành để vay tiền.
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức, doanh nghiệp hoặc chính phủ dành cho người nắm giữ.
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành, thường là doanh nghiệp, tổ chức.
Doanh nghiệp, tổ chức tài chính
Tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại
Đọc đến đây, bạn đã hiểu tín phiếu là gì kèm các thông tin liên quan đến giấy tờ có giá này. Đây là một công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế, phát triển xã hội. Các tổ chức tài chính, ngân hàng rất quan tâm đến tín phiếu vì những lợi ích thiết thực mà giấy tờ này mang lại.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm tài chính đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi,..., bạn hãy thường xuyên truy cập http://www.vpbank.com.vn để tìm hiểu các thông tin mới nhất và đầy đủ nhất.
(Thông tin trong bài viết được tham khảo từ luatvietnam.vn và thuvienphapluat.vn)
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 20,33 điểm (+1,62%) lên 1.272,04 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,88 điểm (+0,81%), lên 234,3 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn tuần này cải thiện hơn so với tuần trước đó, khi khối lượng khớp lệnh tăng hơn 26,3% trên sàn HOSE và gần 12% trên sàn HNX, với đóng góp khá lớn trong phiên cuối tuần, do hoạt động cơ cấu danh mục của một số quỹ ETF.
Với động thái cắt giảm lãi suất của Fed đã thúc đẩy kỳ vọng tỷ giá hạ nhiệt, dòng tiền ngoại quay trở lại và qua đó, giúp thanh khoản thị trường tăng, thì nhóm ngành tích cực nhất là các mã công ty chứng khoán với SSI (+4,02%), HCM (+4,97%), FTS (+1,82%), VND (+4,9%), MBS (+4%), VCI (+3,29%), SHS (+3,38%) ...
Nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất là ngân hàng cũng có tuần tăng điểm, đồng thuận cao như VCB (+0,78%), BID (+1,76%), TCB (+6,08%), CTG (+3,15%), ACB (+5,12%), MBB (+3,56%), VPB (+2,71%) ...
Tương tự là nhóm cổ phiếu bất động sản, với CEO (+2,61%), PDR (+3,26%), DIG (+3,41%), HDG (+2,25%), VHM (+1,74%) ...
Trên sàn HOSE, các cổ phiếu nhỏ dẫn đầu đà tăng, trong đó, cổ phiếu AGM có tuần thứ hai liên tiếp là mã tăng cao nhất sàn, ghi nhận 8 phiên tăng trần liên tiếp từ 10/9 đến 19/9, trước khi bị bán chốt lời và giảm sàn trong phiên thứ Sáu 20/9 về 4.500 đồng. Tuần trước, cổ phiếu này tăng hơn 31%.
Các cổ phiếu khác như ABR, SVD, NCT, TTE đều chỉ có thanh khoản thấp. Trong khi phần còn lại đáng kể khác có cổ phiếu đầu ngành nhựa BMP, khi giá cổ phiếu đã vượt đỉnh cũ và thiết lập mức cao kỷ lục mới tại hơn 122.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu SSB cũng rất đáng chú ý, sau khi vào top giảm sâu nhất sàn cuối tuần trước đó, thì đã được mua bắt đáy mạnh trong tuần này với phiên tăng chạm giá trần ngày 19/9.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ITA giảm mạnh sau khi có công văn của HOSE về việc thực hiện đưa cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch và quyết định chính thức được đưa ra vào ngày 19/9.
Theo đó, cổ phiếu ITA bị chuyển từ diện diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9/2024. Nguyên nhân do, ITA tiếp tục vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch trước đó.
Trên sàn HNX, dòng tiền ngắn hạn chảy mạnh vào các cổ phiếu nhỏ, thị giá thấp và kéo hàng loạt những cái tên như MCO, HMR, SPI có những phiên tăng kịch trần liên tiếp.
Trong đó, SPI trong 12 phiên gần nhất thì có tới 11 phiên đóng cửa trong sắc tím, thanh khoản trồi sụt, khi có phiên khớp được hơn 1 triệu đơn vị, nhưng có phiên chỉ có vài chục nghìn cổ phiếu được sang tay.
Trái lại, cổ phiếu GKM giảm mạnh nhất sàn với thông tin lấy ý kiến trái chủ về việc kéo dài kỳ hạn trái phiếu GKMH2124001 thêm 02 năm đến 20/9/2026.
Trên UpCoM, các mã biến động mạnh nhất tuần này không có diễn biến đáng kể nào khi giao dịch thưa thớt, thanh khoản thấp.
Trong tuần, UpCoM chào đón hai cổ phiếu HNG và HBC có tuần giao dịch đầu tiên sau khi nhận quyết định hủy niêm yết trên HOSE.
Theo đó, cổ phiếu HBC có phiên đầu tiên giao dịch vào 18/9 với giá tham chiếu 5.700 đồng đã liên tiếp giảm trong cả ba phiên, kết tuần này tại 5.300 đồng, tương đương -7%.
Trong khi đó, cổ phiếu HNG cũng có phiên đầu tiên giao dịch cùng ngày 18/9 với giá 4.600 đồng và tăng 4,4%, nhưng đã giảm trong hai phiên còn lại, kết tuần tại 4.500 đồng. Khớp lệnh luôn nằm trong top cao nhất UpCoM, trong đó, phiên cao nhất khớp gần 15 triệu đơn vị.
Giấy tờ có giá này được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo ra lợi nhuận dựa trên lãi suất tín phiếu dù không quá lớn.
Điều tiết lượng cung tiền lưu thông trên thị trường tiền tệ.
Điều tiết sự luân chuyển đồng tiền đang lưu thông.
Là công cụ đắc lực để điều hành chính sách tiền tệ và lượng cung tiền thực tế trên thị trường tiền tệ.
Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng lạm phát, ổn định giá cả và đảm bảo đời sống người dân tốt hơn.
Góp phần cải thiện chính sách và các quy định liên quan đến tiền tệ.
Kích thích và cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế thông qua điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Bù đắp thiếu hụt ngân sách Chính phủ trong ngắn hạn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực.
Tín phiếu hỗ trợ bù đắp ngân sách ngắn hạn, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội
Vai trò của tín phiếu hiện nay đã gắn liền với hoạt động điều tiết và phát triển thị trường vĩ mô. Chính vì vậy, đối tượng tham gia đa số là các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính có năng lực tài chính vững mạnh, có sức ảnh hưởng nhất định đến thị trường.