Giáo Án Ôn Tập Ngữ Văn 8 Học Kì 2

Giáo Án Ôn Tập Ngữ Văn 8 Học Kì 2

Trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Văn 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Trọn bộ giáo án Ngữ văn 8 năm 2024 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) môn Văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Văn 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm

- Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe)

- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, cần có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm.

- Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

- Trong một cây có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

- Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (Như sắp xếp theo thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình từ quan sát của người nói)

Ví dụ: Nhà em gồm 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.

Đề ôn tập kiến thức Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 | Trọng tâm ôn tập

Tài liệu tổng hợp Ngữ pháp Ngữ văn lớp 8 hk1 ngắn gọn, chi tiết nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nắm vững kiến thức trọng tâm môn Ngữ Văn lớp 8 hk1, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ Văn lớp 8 sắp tới.

- Có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) … không, (đã) … chưa hoặc có từ “hay” ( nối các quan hệ lựa chọn)

- Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)

- Nếu không dùng để hỏi thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…)

- Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Bài thuyết minh bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh

Kết bài: Cảm nghĩ cùa em về danh lam thắng cảnh đó

- Vừa giới thiệu cần kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn.

- Thuyết minh cần phải có kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp

- Lời văn cần chính xác và biểu cảm

- Muốn viết bài thuyết minh tốt thì cần đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.

1. Tác dụng của văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.

2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:

Quan sát,tìm hiểu,tích lũy tri thức về sự vật,hiện tượng cần thuyết minh. Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ:

Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại

- Có các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

- Chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): vui, buồn, mừng, giận…

- Thường xuất hiện trong ngôn ngữ hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm (.)

- Đôi khi nó được kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…)

- Chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả…

- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc…(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác)

- Có các từ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)….

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

2. Một số kiểu hành động nói thường gặp

- Dựa vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó.

- Những kiểu hành động nói thường gặp: Hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (Cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (Cách dùng gián tiếp)

- Câu nghi vấn thường dùng để hỏi

- Câu cầu khiến thường dùng để điều khiển, hứa hẹn

- Câu cảm thán thường dùng để bộc lộ cảm xúc

- Câu trần thuật thường dùng để trình bày

Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

- Luận điểm chính: Làm kết luận, cái đích của bài viết

- Luận điểm phụ: Dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng

- Luận điểm phải chính xác, rõ ràng, phù hợp và phải làm sáng tỏ vấn đề đặt ra

- Các luận điểm trong bài văn phải liên kết chặt chẽ, sắp xếp theo một trình tự hợp lí:

+ Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau

+ Luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

- Đoạn văn là một bộ phận của bài văn

- Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

- Đoạn văn thường có 2 câu trở lên được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

- Khi viết bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

2. Chú ý khi viết đoạn văn thuyết minh

- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

- Trong đoạn văn, các ý phải được sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức

Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý:

- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề

- Đoạn văn diễn dịch: Câu chủ đề ở vị trí đầu tiên

- Đoạn văn quy nạp: Câu chủ đề ở vị trí cuối cùng

- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm

- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục

1. Định nghĩa: là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại

Vai hội thoại được xác định bằng các quan hệ xã hội:

- Vai quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều

- Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp

Định nghĩa: Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

Thuyết minh về một phương pháp cách làm

1. Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:

- Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức, trình tự …làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.

2. Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc, phương pháp (cách làm) đó.

3. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng

- Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, …đi, thôi, nào…hay ngữ liệu cầu khiến

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

- Nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.)

- Chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…